Tin ngành giáo dục > Đổi mới công tác thanh tra, đáp ứng đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục

Đổi mới công tác thanh tra, đáp ứng đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục

22/12/2016

Sáng 19/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng chủ trì Hội nghị trực tuyến Công tác thanh tra giáo dục toàn ngành lần thứ I.

 Tham dự hội nghị có sự tham gia của Phó Tổng thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn, đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành trung ương và địa phương.
tin-tuc-sk-62-20122016
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến Công tác thanh tra giáo dục toàn ngành

Hội nghị đã nêu tình hình triển khai thực hiện Nghị định 42, một số kết quả nổi bật đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới thanh tra giáo dục trong thời gian tới.

Cụ thể, đó là việc chuyển nội dung từ thanh tra hoạt động chuyên môn sang thanh tra công tác quản lý; chuẩn hóa một bước hoạt động thanh tra; tập trung giải quyết nhiều vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp; tổ chức đội ngũ cán bộ thanh tra, công tác viên thanh tra được kiện toàn;  hoạt động thanh tra có tác dụng tích cực đối với quản lý.

Tại Bộ GD&ĐT, hàng năm Thanh tra Bộ phối hợp với các cơ quan của Thanh tra Chính phủ tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ công chức các đơn vị thuộc Bộ, các sở GDĐT, cán bộ các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ. Thanh tra Bộ đã tiến hành rà soát đội ngũ cộng tác viên thanh tra (CTVTT) thuộc các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị trực thuộc Bộ. Hiện nay đội ngũ CTVTT các đơn vị thuộc Bộ gồm 51 lãnh đạo, chuyên viên của 21 Vụ, Cục và tương đương, 216 cán bộ của 65 cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ.

Tại các sở GD&ĐT,  biên chế Thanh tra của 63 sở được quan tâm bổ sung, kiện toàn và ổn định. Cán bộ thanh tra được bổ nhiệm ngạch thanh tra ngày một tăng (năm học 2013-2014 là 183/309 người, năm học 2014-2015 là 215/318 người và năm học 2015-2016 là 221/303 người).

Lực lượng CTVTTGD của sở GDĐT đã kịp thời bổ sung, tăng cường lực lượng thanh tra,  đáp ứng yêu cầu đổi mới. Tổng số CTVTTGD trong năm học 2015-2016 là 15.649 người.

Bên cạnh những kết quả đạt được công tác thanh tra còn nhiều khó khăn hạn chế về chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là ở cấp huyện. Đội ngũ thanh tra còn thiếu về số lượng và hạn chế về kỹ năng. Việc phối hợp thanh tra tỉnh, huyện, bộ, ngành chưa đạt được kết quả mong muốn.

Tại hội nghị trực tuyến, nhiều tham luận chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm tích cực, tâm huyết của thanh tra các sở GD&ĐT, các trường đại học đã được ghi nhận như: Hoạt động thanh tra liên kết đào tạo trong các cơ sở giáo dục của Sở GD&ĐT Gia Lai; Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết các vấn đề bức xúc của Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Công tác chỉ đạo, triển khai và phối hợp hoạt động thanh tra trong lĩnh vực giáo dục của Thanh tra Nghệ An,…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đặng Công Huẩn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và hoan nghênh nhiều ý kiến đóng góp thiết thực về công tác thanh tra, trao đổi các tồn tại trong hoạt động thanh tra giáo dục cũng như sự phối hợp với công tác thanh tra các địa phương.

Qua nghe báo cáo hơn 3 năm thực hiện nghị định 42 của TTCP đồng chí Đặng Công Huẩn đánh giá: “Thanh tra giáo dục đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian vừa qua. Đây là bước đi đúng mà thành thanh tra chính phủ và toàn ngành thanh tra Việt Nam triển khai thực hiện”.

Thống nhất với Thanh tra Bộ GD&ĐT về 6 nhóm giải pháp nhằm đổi mới thanh tra giáo dục trong thời gian tới, Phó Tổng thanh tra Chính phủ lưu ý: Để thực hiện tốt công tác thanh tra, ngành giáo dục cần có kế hoạch, lộ trình với từng nhóm giải pháp, phân công, phân nhiệm và tổ chức thực hiện rõ ràng, có kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả, hiệu lực của việc thực thi các giải pháp này.

tin-tuc-sk-63-20122016

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng phát biểu kết luận hội nghị

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng cho biết: Đây là hội nghị thanh tra giáo dục toàn ngành đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn lên đến 4000 đại biểu. Qua14 báo cáo tham luận, nhiều nội dung xung quanh công tác thanh tra của ngành, của địa phương đã được đề cập tới, từ đó chúng ta thấy được bức tranh thực trạng công tác thành tra của ngành giáo dục đào tạo.

Lý giải về những chuyển biến tích cực, khởi sắc trong công tác thanh tra của ngành GD&ĐT, Thứ trưởng nhấn mạnh: đó là do: nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác thanh tra đối với lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương; sự nỗ lực cố gắng của cán bộ thanh tra từ Bộ đến cơ sở; sự phối hợp, hỗ trợ  ngày một rõ nét và hiểu quả của các cấp, ngành, lãnh đạo các tỉnh thành phố quận huyện, đặc biệt của thanh tra CP đối với thanh tra giáo dục từ trung ương đến địa phương; sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong việc củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thanh tra.

Để thực hiện 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành giáo dục đào tạo cũng như khắc phục những hạn chế của công tác thanh tra thời gian qua, Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị cần nâng cao nhận thức, hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới cách thức hoạt động, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng; chú trọng công tác truyền thông đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.

 

Tin liên quan

8 đề tài đoạt giải nhất tại Lễ trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2016”

10/01/2017

Tối 7-1, tại Trường Đại học Giao thông Vận tải, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCSHCM, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Các trường chuyên biệt trực thuộc bộ tích cực triển khai phòng, chống dịch bệnh nCoV

18/02/2020

Thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, lưu học sinh nhà trường về dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh

Bộ GD&ĐT và VHTTDL phối hợp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học

21/12/2016

Chiều 20/12, Bộ GD&ĐT đã ký kết với Bộ VHTTDL Chương trình phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học giai đoạn 2016-2020.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2017

16/12/2016

Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Dự thảo về Quy chế tuyển sinh chính quy trình độ đại học; trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên

Công điện của Bộ Trưởng về phòng chống mưa lũ khu vực miền Trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa

16/12/2016

Hôm nay 14/12/2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công điện gửi đến Các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và các đơn vị trực thuộc Bộ khu vực Miền trung từ Quảng Trị đến Khánh Hòa

QUYẾT ĐỊNH

05/12/2016

Ngày 29/11/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định Chuyển nhiệm vụ từ Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục sang Vụ Giáo dục Đại học

TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC SẦM SƠN

Được thành lập theo quyết định số 3885/QĐ-BGDĐT-TCCB

Địa chỉ

Phố Lê Văn Hưu,
Phường Bắc Sơn,
Thành Phố Sầm Sơn

Liên Hệ

Điện thoại: (0237)3821643
Fax: (0237)3821643
Email: dbdhss@moet.edu.vn

Bản quyền

Bản quyền của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn

www.dbdhss.edu.vn